TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG COVID 19
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG TỔ TƯ VẤN TÂM LÍ-XÃ HỘI | TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG COVID 19 Văn Lâm, ngày 9 tháng 03 năm 2020 |
Chiếc vương miện bị chối từ
Coronavirus có 4 chi khác nhau. Trong đó, chi beta-coronavirus có bao hàm những chủng rất nguy hiểm mà năm 2003 chúng ta gặp là SARS. Sau SARS, chúng ta có MERS-CoV. Hiện tại là chủng corona mới nCoV.
Virus mới này khá tương đồng so với virus gây dịch SARS (85% gen tương đồng). Bản chất của nó có nguồn gốc có thể từ động vật hoang dã, nguyên nhân ban đầu có thể từ con dơi, lây sang động vật hoang dã khác rồi lây sang người. Khi nó đã xâm nhập vào con người, lây từ người sang người.
Virus này nhìn giống vương miện nên người ta gọi nó là corona:
Crown: Tiếng Anh có nghĩa là vương miện
Corona: Tiếng Tây ban nha có nghĩa là vương miện
COVID-19 là gì ?
Bệnh virus corona 2019 (Corona virus disease 2019, COVID-19),
Co: là viết tắt của Corona
vi: là viết tắt của của virus
d: viết tắt tiếng anh của bệnh (disease)
19: Đánh dấu năm khởi phát chủng virus này, năm 2019
Còn được gọi là bệnh viêm phổi do virus corona mới ở Trung Quốc (Novel Coronavirus Pneumonia) hay bệnh viêm phổi Vũ Hán, là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi một chủng virus corona mới, SARS-CoV-2 (trước đây được gọi tạm thời là 2019-nCoV).
Vì sao virus corona chỉ "thích" tấn công phổi?
Hình dạng nó gồm nhiều chồi nhú, gai nhú, cấu tạo gồm các glycoprotein, bao gồm các protein S và proein M để có thể bám dính vào các tế bào niêm mạc đường hô hấp. Đặc biệt đích tấn công là các tế bào có điểm tiếp nhận CD26, khác với HIV là CD4.
Khi virus tấn công vào tế bào, nó xâm nhập với chồi nhú bên ngoài giống như gai trên vương miện, cắm neo vào tế bào niêm mạc hô hấp. CD26 tập trung chủ yếu ở niêm mạc đường hô hấp và một số ở trong đường ruột. Cùng lúc nó có thể tấn công mạnh mẽ, cơ bản vẫn là đường hô hấp là chính, tấn công ở đường tiêu hóa và thận thứ yếu, chính vì thế người ta gọi là viêm đường hô hấp cấp.
Cấu tạo gen bằng ARN sợi đơn, chui vào niêm mạc nó sao chép ngược trở lại thành ADN, sau đó nó nhân lên, nó bắt tế bào của chúng ta ở trong bào tương của tế bào hô hấp, nó phát triển hình thành nên thành mạch của virus mới.
Sau đủ thành phần, nó lại hoàn chỉnh, sau đó nó thoát chồi, chui ra khỏi tế bào và hủy tế bào đó đi. Sau đó xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp. Virus này có thể sống ở trong niêm mạc đường hô hấp thời kỳ đầu tới 4 ngày, SARS thì chỉ 1-2 ngày đã bùng phát rồi.
Virus SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ động vật nhưng phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra.
Thời kỳ nằm trong đường hô hấp dài, ủ bệnh khá lâu, tối đa có thể tới 14 ngày. 9 ca bệnh đầu tiên ở Việt Nam trung bình 10 ngày mới có dấu hiệu lâm sàng. Trong thời kỳ ủ bệnh, có lây hay không, hiện chưa rõ.
Virus corona chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tại chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào.
Rất lâu mới xuất hiện ca bệnh bởi phải ủ bệnh. So với SARS, Covid -19 chậm hơn, nhưng nguy hiểm vì lây lan âm thầm hơn.
Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định bởi các cơ quan y tế tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong số những bệnh nhân bị viêm phổi không rõ nguyên nhân. Nó đã gây ra sự báo động do không có bất kỳ loại vắc-xin hiệu quả cũng như bất kỳ liệu pháp điều trị bằng thuốc chống virus nào và sự lây lan tương đối nhanh chóng của nó trên toàn cầu
Tổ chức Y tế Thế giới ngày 31/01/2020 đã tuyên bố là một tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. số liệu cập nhật đến 22h30’ ngày 8/3/2020 Thế giới có 107.856 ca nhiễm bệnh, 3.662 ca tử vong, 60.924 ca chữa khỏi.
Cập nhật tình hình ở Việt Nam
Khuya 6/3, Bộ Y tế công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội là nữ bệnh nhân N.H.N (26 tuổi, trú tại 125 phố Trúc Bạch, Ba Đình). N. đã đi thăm chị gái tại Anh và cùng chị gái qua Ý du lịch, sau đó trở về Hà Nội ngày 2/3/2020 trên chuyến bay VN0054.
Đến chiều 7/3, Bộ Y tế tiếp tục công bố 2 trường hợp dương tính với Covid-19 có tiếp xúc gần với bệnh nhân N. là bà L.T.H (SN 1956, là bác ruột của bệnh nhân N.) và anh D.Đ.P (SN 1993, lái xe riêng của gia đình chị N.).
Cũng trong chiều 7/3, Bộ Y tế xác nhận thêm một bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đó là bệnh nhân N.V.T, 27 tuổi, quê Thái Bình. Anh T. đã đến Daegu vào ngày 17/2/2020, trở về Việt Nam trên chuyến bay VJ981 từ Busan đến Vân Đồn ngày 4/3/2020.
Đến sáng 8/3, Bộ Y tế cho biết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã thông báo kết quả xét nghiệm dương tính đối với bệnh nhân nam N.Q.T, sinh năm 1959, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân này ngồi cùng khoang máy bay với bệnh nhân N.H.N. - ca nhiễm Covid-19 số 17.
Bộ Y tế công bố thêm 9 ca nhiễm Covid-19 mới, bao gồm: 4 ca ở Quảng Ninh, 2 ca ở Lào Cai, 2 ca ở Đà Nẵng, 1 ca ở Huế. Tất cả những ca bệnh này đều là hành khách nước ngoài bay trên chuyến bay VN0054 từ London (Anh) tới Nội Bài (Hà Nội) sáng 2/3/2020.
Đến nay, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài ngày 2/3/2020 đã có 13 người nhiễm Covid-19.
Như vậy tính đến cuối ngày 8/3, Việt Nam có 30 người dương tính với Covid-19, trong đó 16 người đã được chữa khỏi; 101 người nghi nhiễm được cách ly; 23.228 người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi sức khỏe.
Việt Nam thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân
Dự kiến từ sáng 10/3, việc khai báo y tế sẽ thực hiện trên toàn quốc theo đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19.
Tại cuộc họp sáng 8/3, Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 nhận định, Việt Nam đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh, tuy nhiên như vậy chưa đủ mà cần triển khai khai báo y tế với mọi công dân trong nước.
Theo các thành viên Ban chỉ đạo, việc này "không chỉ là trách nhiệm theo quy định mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch". Các thông tin khai báo sẽ được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không dùng vào mục đích khác.
Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị công nghệ thông tin được giao khẩn trương hoàn thiện phương án, công cụ để chậm nhất sáng 10/3 thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân.
Ban chỉ đạo cũng kiến nghị Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh. Những quốc gia ngoài EU có trên 500 ca nhiễm hoặc có trên 50 ca nhiễm mỗi ngày cũng đề nghị tạm dừng miễn thị thực. Người nước ngoài nếu có triệu chứng, yếu tố dịch tễ nhiễm nCoV sẽ bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, sau khi xuất hiện ca bệnh thứ 17, Việt Nam đã "chính thức bước vào giai đoạn hai cuộc chiến chống Covid-19". Giai đoạn này khó hơn giai đoạn đầu bởi dịch đã lan ra hơn 100 quốc gia.
"Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Thực tế Covid-19 đã xâm nhập vào nước ta, đang âm thầm mai phục, nếu không làm tốt sẽ gặp tình huống trong đánh ra, ngoài đánh vào", Phó thủ tướng nói.
Tuy nhiên, ông bày tỏ tin tưởng, "chúng ta đã thắng trong chiến dịch mở màn, giai đoạn đầu của cuộc chiến và nhất định phải chiến thắng trong cả cuộc chiến".
Theo ông Đam, Việt Nam đã lường trước mọi tình huống, có kịch bản sẵn sàng ứng phó với hàng nghìn ca nhiễm. Vì vậy, những ngày tới nếu có vài chục, vài trăm ca nhiễm cũng không có gì bất ngờ.
"Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện nghiêm nguyên tắc chống dịch, là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Khi virus đã vào Việt Nam thì việc phát hiện sớm để ngăn chặn vô cùng quan trọng", Phó Thủ tướng nói.
Theo quy định, cơ sở khám chữa bệnh phải tổ chức cách ly người bệnh từ khi đến khám nếu có biểu hiện sốt, ho. Tuy nhiên, có những bệnh viện không thực hiện. Ông Đam đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức để xảy ra tình trạng này và có biện pháp xử lý.
Thời gian tới, ông Đam yêu cầu có hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu cho người dân về Covid-19 và những việc cần làm, không được làm để chống dịch.
"Chúng ta phải sử dụng tất cả các phương tiện từ công nghệ thông tin cho đến áp phích, truyền thông đại chúng... sao cho mọi người dân được biết, được hướng dẫn trong mọi tình huống, từ nhà ra ngoài đường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chỗ đông người vào nhà hàng, siêu thị, đi làm ở công sở, nhà máy", Phó thủ tướng nói.
Ông cũng đề nghị tăng cường khuyến cáo người Việt Nam hạn chế ra nước ngoài hoặc đến các nước có người nhiễm Covid-19; chỉ đi khi thực sự cần thiết và trang bị kiến thức đầy đủ; khi về Việt Nam phải được đảm bảo an toàn.
"Dù có nhiều ca nhiễm, dù Covid-19 có đáng sợ như thế nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ và mong muốn toàn dân sẽ đồng lòng để chiến thắng Covid-19.
Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học
- Các chuyên gia Đài Loan thông tin cho chúng ta cách kiểm tra đơn giản mà chúng ta có thể làm mỗi sáng: Hít một hơi thật sâu và nín thở trong hơn 10 giây. Nếu bạn làm việc này một cách dễ dàng mà không cảm thấy ho, không cảm thấy khó chịu, ngạt thở , .. điều đó cho biết là phổi của chúng ta không bị xơ , nghĩa là chúng ta không bị nhiễm.
- Lời khuyên tuyệt vời của tất cả các bác sĩ Nhật Bản điều trị bệnh nhân bằng COVID-19. Hãy chắc chắn rằng miệng và cổ họng của chúng ta luôn ẩm và không khô. Chúng ta nên uống một ít nước ấm tối thiểu 15 phút một lần.
Tại sao chúng ta phải làm như vậy ? Lý do vì khi khi virus xâm nhập vào miệng... Uống nước hoặc chất lỏng khác sẽ rửa virus qua thực quản rồi đi vào dạ dày. Khi ở trong dạ dày ... Các axit dạ dày của bạn sẽ tiêu diệt tất cả các loại virus. Nếu bạn không uống đủ nước thường xuyên ... virus có thể xâm nhập vào khí quản rồi vào phổi. Nó rất nguy hiểm.
- TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19. Chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình.
Nút chặn này là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó. Các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh. Phải súc họng chứ không súc miệng, có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng.
- Rửa tay bằng xà phòng:
Rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây để phòng lây nhiễm Covid-19. Rửa tay nhiều lần trong ngày, sau khi ho, hắt hơi, sau khi tháo khẩu trang, sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sau khi tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm, sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật, sau khi đi vệ sinh.
Khi không có xà phòng và nước sạch, có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp vệ sinh hô hấp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, dụng cụ và sử dụng khẩu trang đúng cách.
- Chắc chắn phải đeo khẩu trang, cho dù là loại khẩu trang bình thường nhất.
- Cố gắng không đến chỗ đông người
HÃY BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH KHI CÒN CÓ THỂ!
ĐỪNG MÃI KHỜ DẠI, ĐỪNG MÃI LIỀU VỚI DỊCH BỆNH